Bệnh nhân trong một lần tai nạn xe ô tô dẫn đến gãy xương gò má trái và gãy xương ổ mắt, nhưng do chấn thương đến nhiều cơ quan, sau khi khám và chuyển đến khoa chỉnh hình, xương đã lành ở vị trí không đúng. Xem hình có thể thấy, xương gò má trái thấp hơn so với bên phải, và nhãn cầu mắt trái lún sâu hơn. Thời gian điều trị tốt nhất cho gãy xương là trong vòng 2 tuần từ lúc bị gãy, vì tại thời điểm này, khi phẫu thuật xương, có thể tham chiếu các vùng xung quanh để xác định vị trí chính xác. Khi xương lành trong vị trí không đúng, các vùng có thể tham chiếu cũng sẽ không thấy, sẽ dẫn đến khó khăn trong phẫu thuật.
Chúng tôi ứng dụng hệ thống định vị, chuyển hình ảnh CT của bệnh nhân đến phần mềm thiết kế chuyên dùng cho sọ mặt, sử dụng chức năng kính lấy hình ảnh của xương gò má và xương ổ mắt của bên phải chụp qua bên bị tổn thương để xác định vị trí cân xứng, vì vậy chúng ta có thể biết vị trí xương gò má và xương ổ mắt ban đầu.
Phần màu đỏ trong hình dưới đây là bộ phận bình thương, phần màu xanh là thông qua chức năng kính chụp qua bên tổn thương. Có thể thấy phần màu xanh là vị trí xương trước khi gãy, phần màu xanh trong suốt là phần xương gãy lồi ra ngoài.
Tiếp đó, đưa hình ảnh đã được thiết kế đến máy chủ định vị, sử dụng mắt điện, theo dõi thiết bị khung đỡ Z-touch scanner của bệnh nhân, kết nối hình ảnh thiết kế với hình ảnh thực tế của bệnh nhân.
Phẫu thuật rạch từ mép mí mắt, tai trước và bên trái để lộ xương gò má, vòm gò má và vị trí xương vùng mắt, cắt đứt đoạn xương gãy đã lành ở vị trí cũ, căn cứ vị trí thiết kế và định vị trên vi tính cố định vị trí của gò má.
Tái tạo vùng mắt dưới ngoài hệ thống định vị, còn cần có sự hỗ trợ của máy in 3D. Do ổ mắt có cấu trúc 3 chiều đặc biệt, nhìn từ hình cắt hình cung, có thể thấy ổ mắt dưới là hình chữ S, không phải mặt phẳng. Từ hình cắt cung có thể thấy ổ mắt dưới không phải là mặt phẳng, mà là mặt nghiêng từ mặt bên ngoài dưới lên bên trong trên (Hình dưới). Vì vậy, nếu tái tạo ổ mắt dưới mà không tạo được cấu trúc nói trên, sẽ dẫn đến dị chứng ổ mắt bị lún.
Do đó, chúng ta có thể thiết kế hình ảnh tốt, sử dụng máy 3D in ra các hình dạng, sau đó ứng dụng trong phẫu thuật như là một khuôn mẫu đúc xương titan theo hình dạng chúng ta chọn (Hình dưới). Như vậy có thể đưa vào tái tạo hốc mắt của bệnh nhân.
Trong lúc phẫu thuật có thể sử dụng bóng phản chiếu pointer để xác nhận vị trí tái tạo có đúng với vị trí thiết kế không.
Hình dưới là sử dụng bóng phản chiếu pointer trong lúc phẫu thuật để xác nhận vị trí ổ mắt. (Phần màu xanh là vị trí giải phẫu lý tưởng).
Hình dưới là sử dụng bóng phản chiếu pointer trong lúc phẫu thuật để xác nhận vị trí xương gò má. (Phần màu xanh là vị trí giải phẫu lý tưởng).
Như hình dưới, chúng ta có thể thấy bệnh nhân sau khi phẫu thuật, xương lồi ra bên gò má đã không thấy, chiều cao của 2 bên vùng xương mắt tương đối cân xứng, mắt trái lún cũng đã cải thiện.
Kết luận.
Trong thực tế, kỹ thuật in 3D và hệ thống định vị không chỉ có thể được sử dụng trong việc tái tạo xương gò má và xương ổ mắt, cũng có thể ứng dụng trong tái tạo hàm trên và hàm dưới, cắt bỏ các khối u sọ, phẫu thuật giảm áp thần kinh thị giác, nhãn cầu lồi ra..v.v. Mức độ chấn thương nghiêm trọng sọ mặt của người châu Âu và Mỹ không bằng mức độ nghiêm trọng chấn thương ở châu Á, nhìn chung châu Á đa số là do ẩu đả sau khi uống rượu, tai nạn xe máy hoặc tai nạn xe ô tô gây ra. Vì vậy, người châu Á gãy xương sọ và mặt xử lý tương đối phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, chúng ta cần có sự hỗ trợ của máy in 3D và hệ thống định vị, nhằm giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt hơn và khuôn mặt cân xứng.