Sứt môi hở hàm ếch

Giới thiệu

Sứt môi hở hàm ếch (dị tật khe hở môi - vòm miệng, sứt môi hở vòm, sứt môi chẻ vòm) còn được gọi là “môi thỏ”. Tỷ lệ mắc ở châu Á là khoảng 1/700, khá cao so với tỷ lệ 1/1.000 ở các nước Âu Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Một số trường hợp có triệu chứng đặc biệt có liên quan đến gen, các trường hợp khác có thể liên quan đến “môi trường”, ví dụ như khi mang thai uống một số loại thuốc đặc biệt hoặc hút thuốc thì sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra.

Tuy nhiên đa số các trường hợp đều “không có yếu tố môi trường phơi nhiễm đặc biệt”. Trong dân gian nói cầm kéo khi mang thai có thể sinh ra trẻ bị sứt môi hở hàm ếch, tất nhiên là hoàn toàn vô căn cứ. Ngày nay, kỹ thuật siêu âm thai đã rất phát triển, thông thường dị tật sứt môi có thể được phát hiện khi siêu âm thai ở tuần thứ 20, còn hở hàm ếch thì khó phát hiện trước khi sinh. Nếu khám thai phát hiện thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch, có thể tham khảo ý kiến của các đơn vị liên quan, tốt nhất nên đến phòng khám ngoại trú chuyên khoa thăm khám, để không phải lo lắng quá nhiều trong quá trình mang thai.

Bệnh nhi sứt môi hở hàm ếch thường không mắc các bệnh lý toàn thân khác, do đó trẻ sứt môi hở hàm ếch chỉ cần được điều trị thích hợp, là có thể phát triển bình thường như những trẻ em khác. Đài Loan có công nghệ tiên tiến nhất thế giới về phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch, bệnh nhi sau khi hoàn thành phẫu thuật sẽ không khác gì các bé khác.

Lựa chọn phương pháp điều trị

Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch “có thể” phải trải qua nhiều lần phẫu thuật và điều trị trong đời:

  1. Phẫu thuật sứt môi khi 3 tháng tuổi
  2. Phẫu thuật hở hàm ếch khi 9 tháng đến 1 tuổi
  3. Đánh giá ngôn ngữ khi 3 đến 5 tuổi
  4. Phẫu thuật xương ổ răng khi 9 đến 11 tuổi
  5. Phẫu thuật chỉnh hàm ở tuổi trưởng thành
  6. Phẫu thuật thẩm mỹ môi, mũi ở tuổi trưởng thành

Quy điều trị (lấy ví dụ sứt môi hở hàm ếch toàn bộ)

  1. Trong vòng 1 tuần sau khi chào đời: Nha khoa làm hàm NAM (khí cụ tạo dạng mũi - xương ổ răng)
  2. 3 tháng đủ 5 kg: Phẫu thuật sứt môi (chỉnh hình tiền phẫu hở hàm ếch)
  3. 1 tuổi và đủ 8 kg: Phẫu thuật hở hàm ếch
  4. 3 đến 5 tuổi: Đánh giá ngôn ngữ
  5. 9 đến 11 tuổi: Phẫu thuật chỉnh hình xương ổ răng
  6. Sau khi trưởng thành: Phẫu thuật thẩm mỹ môi, chỉnh hàm

Các dạng sứt môi hở hàm ếch và lựa chọn điều trị

Có nhiều dạng sứt môi hở hàm ếch, bao gồm “Sứt môi hở hàm ếch toàn bộ”, “Sứt môi và hở hàm ếch không toàn bộ” và “Sứt môi nhẹ”, dưới đây là lịch trình điều trị y tế cho từng tình huống:

Sứt môi hở hàm ếch toàn bộ

Khe hở chạy từ môi xuống sàn mũi đến vòm trên:
Khuyến nghị 1 tuần sau chào đời hãy đưa trẻ đến Nha khoa Sọ mặt của bệnh viện Chang Gung để làm hàm NAM cho trẻ đeo càng sớm càng tốt

Sứt môi không toàn bộ

Khe hở không tới sàn mũi:
Nên đưa trẻ đi khám trong vòng 1 tháng sau khi chào đời

 

Sứt môi hở hàm ếch toàn bộ hai bên

Sứt môi hai bên được xác định tùy thuộc có khe hở kéo dài đến tận sàn mũi hay không

Hở toàn bộ”:Hở đến sàn mũi, 1 tuần sau chào đời nên đưa trẻ đến Nha khoa Sọ mặt của bệnh viện Chang Gung để làm hàm NAM

Hở không toàn bộ”:Không hở đến sàn mũi, khuyến nghị đưa trẻ đi khám trong vòng 1 tháng sau khi chào đời

Sứt môi nhẹ

Vì sứt môi nhẹ được chia thành các mức độ khác nhau, do đó thời điểm và phương pháp phẫu thuật cũng khác nhau, khuyến nghị đưa trẻ đến phòng khám ngoại trú thăm khám trong vòng 1 tháng sau khi chào đời

 

Các dạng hở hàm ếch

Thông thường, ngay khi vừa chào đời, trẻ bị hở hàm ếch sẽ được các bác sĩ Nhi khoa phát hiện, vì trẻ sẽ gặp vấn đề về bú sữa, miệng trẻ không thể bú bình thường được, sữa trong miệng sẽ chảy vào khoang mũi, do đó phải sử dụng bình sữa đặc biệt.

 

Hở hàm ếch tùy theo hình thái có thể được chia thành các dạng sau:

Hở hàm ếch đơn thuần

Có thể chia thành chỉ hở vòm miệng mềm (khẩu cái mềm) phía sau, hở vòm miệng mềm và cứng ở giữa, hoặc hở đến vòm miệng cứng nằm sát phía sau răng. Kích thưởng của khe hở sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật

Hở hàm ếch một bên

Bao gồm khe hở vòm miệng mềm và khe hở một bên vòm miệng cứng, nếu là “Sứt môi hở hàm ếch toàn bộ” thì sẽ kéo dài đến sàn mũi và môi

 

Hở hàm ếch hai bên

Bao gồm khe hở vòm miệng mềm và khe hở hai bên vòm miệng cứng, nếu là “Sứt môi hở hàm ếch toàn bộ hai bên” kéo dài đến hai bên sàn mũi và môi

 


 

Hở hàm ếch nhẹ

Nhìn bề ngoài, chỉ có thể nhìn thấy lưỡi gà bị chẻ đôi, nhưng trên thực tế có thể sờ thấy xương phía sau của vòm miệng cứng có chỗ khuyết nhỏ, cũng có thể nhìn thấy dải trong suốt ở vị trí giữa vòm miệng mềm.

Theo thống kê, trong số các bệnh nhân hở hàm ếch nhẹ chỉ có 15% cần phẫu thuật. Vì vậy, đa phần có thể đợi đến khi trẻ bắt đầu biết nói rồi mới tiến hành đánh giá ngôn ngữ để quyết định xem có cần phẫu thuật chỉnh sửa hở hàm ếch (khe hở vòm miệng) hay không.

Đội ngũ nhân viên y tế

Đội ngũ nhân viên y tế

Giáo sư Lun-Jou Lo, Bác sĩ Chun-Shin Chang, Bác sĩ Ting-Chen Lu, Bác sĩ Pang-Yun Chou

Đội ngũ phẫu thuật sọ mặt của Bệnh viện Chang Gung do bác sĩ Samuel Noordhoff thành lập. Sau 40 năm với sự nỗ lực dẫn dắt của nhiều bác sĩ chủ nhiệm, đến nay đã là đơn vị nổi tiếng trong giới phẫu thuật chỉnh hình quốc tế, dẫn đầu thế giới về phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch. Trung tâm Sọ mặt của Bệnh viện Chang Gung cũng trở thành một trung tâm đào tạo bác sĩ hạt giống danh giá trên toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, cũng đã hỗ trợ nhiều quốc gia thành lập Trung tâm Điều trị Sứt môi hở hàm ếch, các bác sĩ của chúng tôi không chỉ nghiên cứu kỹ thuật lâm sàng, mà còn nỗ lực nghiên cứu và xuất bản các bài báo học thuật, góp phần mang lại tiến bộ chung cho lĩnh vực này. Cũng như mong muốn mọi bệnh nhi sứt môi hở hàm ếch đều nhận được sự điều trị và chăm sóc tốt nhất.

Kết quả điều trị

Đội ngũ Sọ mặt của Bệnh viện Chang Gung Lâm Khẩu mỗi năm thực hiện khoảng 250-300 ca phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch

Phẫu thuật sứt môi giai đoạn 1

Sau khi viện trưởng Samuel Noordhoff đưa phẫu thuật sứt môi vào Đài Loan cùng với kỹ thuật tạo hình môi bằng vạt xoay Millard, cho đến hiện nay phương pháp phẫu thuật được sử dụng tại Đài Loan chính là cải tiến từ kỹ thuật này; đây cũng là kỹ thuật được 85% các bác sĩ phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch trên thế giới áp dụng. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật tạo hình bằng môi vạt xoay Millard cải tiến hiện nay cộng với nâng mũi giai đoạn 1, đó là sẹo nằm ở nhân trung và đỉnh môi, do đó không bị lộ sẹo. Những năm gần đây cũng đã có nhiều cải tiến chi tiết trong phẫu thuật, để sau phẫu thuật bên môi vốn bị sứt có thể đạt đến trạng thái cân đối nhất có thể với bên môi còn lại.

Trọng tâm của việc vá sứt môi, đó là tái tạo lại rãnh nhân trung để giấu sẹo vào rãnh nhân trung. Do phải điều chỉnh lỗ mũi quá mức, nên lỗ mũi bên sứt môi sẽ bị hẹp và cao hơn. Vì theo kinh nghiệm truyền thống cho thấy sau phẫu thuật lỗ mũi sẽ dần dần rộng ra và hạ thấp xuống, do đó ở khuôn mũi đeo sau phẫu thuật thì ở bên sứt môi cũng thiết kế hẹp hơn và cao hơn.

Sau phẫu thuật, để đạt kết quả tốt thì phải chăm sóc sẹo phù hợp. Vì sau 2-3 tháng sẹo sẽ co lại, phải chăm sóc sẹo tốt thì mới đạt được kết quả lý tưởng.

Sứt môi toàn bộ (không hở hàm ếch)

Chia sẻ ca bệnh

Sứt môi không toàn bộ bên trái

Trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, 1 năm sau phẫu thuật

Sứt môi toàn bộ bên trái

Chào đời, trước phẫu thuật, 1 tuần sau phẫu thuật, 3 tháng sau phẫu thuật

Sứt môi không toàn bộ bên trái

Trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, 1 tuần sau phẫu thuật, 6 tháng sau phẫu thuật

Sứt môi toàn bộ một bên

Trái: Trước phẫu thuật     Phải: Sau phẫu thuật

Sứt môi toàn bộ hai bên

Trái: Trước phẫu thuật     Phải: Sau phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hàm sứt môi hở hàm ếch và chỉnh sửa chữa môi mũi giai đoạn 2

Q&A

Q1.  Tại sao phẫu thuật sứt môi được thực hiện khi trẻ 3 tháng tuổi? Có thể thực hiện ngay khi trẻ chào đời không?

Thời điểm phẫu thuật sứt môi thường là từ 3 đến 6 tháng tuổi. Lý do chọn từ 3 đến 6 tháng tuổi là vì cân nhắc đến cân nặng của trẻ và lịch trình chăm sóc vết sẹo cho trẻ. Vì trong quá trình phẫu thuật bé sẽ bị chảy máu, nên khi bé đạt đủ cân nặng thì sẽ an toàn hơn để phẫu thuật và gây mê.

Còn cân nhắc về lịch trình chăm sóc sẹo, là do việc chăm sóc sẹo phải mất khoảng 6 tháng. Trẻ từ 9 tháng đến 1 tuổi sẽ ngày càng biết nhận thức hơn và khó chăm sóc hơn, do đó sau khi cân nhắc nhiều khía cạnh cho thấy, độ tuổi: 3 đến 6 tháng và cân nặng 4-5 kg là khoảng thời gian lý tưởng nhất cho phẫu thuật.

 

Q2.  Con tôi có cần đeo hàm NAM không?

Sứt môi hở hàm ếch có thể chia thành nhiều dạng, mỗi dạng sứt môi hở hàm ếch sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường nếu là sứt môi hở hàm ếch toàn bộ (môi, nướu và hàm trước đều bị chẻ), thì sau khi trẻ chào đời, cần phải được bác sĩ chỉnh nha và sọ mặt cho đeo hàm NAM.

Ưu điểm của hàm NAM là giúp bệnh nhi sứt môi hở hàm toàn bộ có thể bú sữa dễ dàng hơn, đồng thời đeo hàm NAM cũng sẽ giúp khe hở nướu dần thu hẹp lại, để phẫu thuật sau này cho kết quả tốt hơn. Đồng thời, cũng có thể lắp khí cụ nâng cánh mũi lên trên hàm NAM, để cải thiện dáng mũi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ca sứt môi hở hàm ếch hai bên.

Nếu sứt môi không toàn bộ thì chỉ cần đeo khuôn mũi để nâng đỡ mũi, không cần đeo hàm NAM.

Bài báo khoa học

  1. Leow, A. M., Lo, L. J. Palatoplasty: evolution and controversies. Chang Gung medical journal 31: 335-345, 2008.
  2. Seidenstricker-Kink, L. M., Becker, D. B., Govier, D. P., et al. Comparative osseous and soft tissue morphology following cleft lip repair. The Cleft palate-craniofacial journal : official publication of the American Cleft Palate-Craniofacial Association 45: 511-517, 2008.
  3. Goh RC, Wang R, Chen PK, Lo LJ, Chen YR. Strategies for achieving long-term effective outcome in cleft missions: the Noordhoff Craniofacial Foundation and Chang Gung Memorial Hospital. The Journal of craniofacial surgery. 2009;20 Suppl 2:1657-60.
  4. Chang, C.-S., Por, Y.-C.,E.J.W. Liou, C.J.Chang, P. K.-T. Chen, M.S. Noordhoff. Long-Term Comparison of Four Techniques for Obtaining Nasal Symmetry in Unilateral Complete Cleft Lip Patients: A Single Surgeon’s Experience. Plastic and Reconstructive Surgery 126(4): 1276-1284, 2010.
  5. Lin WN, Wang R, Cheong EC, Lo LJ. Use of hemisphincter pharyngoplasty in the management of velopharyngeal insufficiency after pharyngeal flap: an outcome study. Annals of plastic surgery. 2010;65:201-5.
  6. Chang, C.-S., L. Bergeron, P. K.-T. Chen. Diced Cartilage Rhinoplasty Technique for Cleft Lip Patients. Cleft Palate-Craniofacial Journal 48(6): 663-669, 2011.
  7. Wu TT, Chen PK, Lo LJ, Cheng MC, Ko EW. The characteristics and distribution of dental anomalies in patients with cleft. Chang Gung medical journal. 2011;34:306-14.
  8. Lu TC, Lam WL, Chang CS, Kuo-Ting Chen P. Primary correction of nasal deformity in unilateral incomplete cleft lip: a comparative study between three techniques. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2012;65:456-63.
  9. Chou PY, Luo CC, Chen PK, Chen YR, Samuel Noordhoff M, Lo LJ. Preoperative lip measurement in patients with complete unilateral cleft lip/palate and its comparison with norms. Journal of plastic, reconstructive & aesthetic surgery : JPRAS. 2013;66:513-7.
  10. Wu-Chou YH, Lo LJ, Chen KT, Chang CS, Chen YR. A combined targeted mutation analysis of IRF6 gene would be useful in the first screening of oral facial clefts. BMC medical genetics. 2013;14:37.
  11. Chang, C.-S., Wallace, C.G., Pai, B.C.J., Chiu, Y.T., Hsieh Y.J., Chen, I.J. Liao,Y.F., Liou, E.J.W., Chen, P.K.T. Comparison of Two Nasoalveolar Molding Techniques in Unilateral Complete Cleft Lip Patients: A Randomized Prospective Single-Blinded Trial to Compare Nasal Outcomes. Plastic and Reconstructive Surgery 134 (2): 275-282, 2014.
  12. Chang, C.-S., Wallace, C.G., Hsiao, Y.C., Chang, C.J., Chen, P.K.T. Botulinum Toxin to Improve Results in Cleft Lip Repair. Plastic and Reconstructive Surgery 134 (3): 511-516, 2014.
  13. Chang, C.-S.,  Liao, Y. F., Wallace, C.G., Chan, F.C., Liou, E.J.W., Chen, P.K.T., Noordhoff, M.S. Long Term Comparison of the Results of Four Techniques used for Bilateral Cleft Nose Repair. A Single Surgeon’s Experience. Plastic and Reconstructive Surgery 134(6): 926e-36e, 2014
  14. Chang, C.-S., Wallace, C.G., Hsiao, Y.C., Chang C.J., Chen, P.K.T. Botulinum Toxin to Improve Results in Cleft Lip Repair: A Double-Blinded, Randomized, Vehicle-Controlled Clinical Trial. PLOS ONE 9:e115690, 2014.
  15. Liao YF, Lee YH, Wang R, Huang CS, Chen PK, Lo LJ, et al. Vomer flap for hard palate repair is related to favorable maxillary growth in unilateral cleft lip and palate. Clinical oral investigations. 2014;18:1269-76.
  16. Kang, G.C.W., Huang, J.J., Chang, C.-S., Por, Y.C., Chen, P.K.T., Chen, J.P., Chen, Y.R. Making a Little History with the Chang Gung Cleft Lip Repair. PRS Global Open 3:e420. 2015. (Corresponding Author)
  17. Hsu PJ, Wang SH, Yun C, Lo LJ. Redo double-opposing Z-plasty is effective for correction of marginal velopharyngeal insufficiency. Journal of plastic, reconstructive & aesthetic surgery : JPRAS. 2015;68:1215-20.
  18. Ke CY, Xiao WL, Chen CM, Lo LJ, Wong FH. IRF6 is the mediator of TGFbeta3 during regulation of the epithelial mesenchymal transition and palatal fusion. Scientific reports. 2015;5:12791.
  19. Chang, C.S., Wallace, C.G., Hsiao, Y.C., Chiu, Y.T., Pai, B.C., Chen, I.J., Liao, Y. F., Liou, E. J., Chen, P. K., Chen, J. P., Noordhoff, M. S. Difference in the Surgical Outcome of Unilateral Cleft Lip and Palate Patients with and without Pre-Alveolar Bone Graft Orthodontic Treatment. Scientific reports. 6:e23597, 2016
  20. Lin, S., Hsiao, Y.C., Chang, C.S., Chen, P.K.T., Chen, J.P. Diced Cartilage Graft for Revision Rhinoplasty in a 64-Year Old Cleft Patient: A Case Report. Plastic and Reconstructive Surgery Global Open 4 (7): e813, 2016.
  21. Lin, S., Hsiao, Y.C., Chang, C.S., Chen, P.K.T., Chen, J.P., Ueng, S.H. Histology and Long-term Stability of Diced Cartilage Graft for Revision Rhinoplasty in a Cleft Patient: A Case Report. Plastic and Reconstructive Surgery Global Open 4 (6): e763, 2016.
  22. Chang WJ, See LC, Lo LJ. Time trend of incidence rates of cleft lip/palate in Taiwan from 1994 to 2013. Biomedical journal. 2016;39:150-4.
  23. Lonic D, Morris DE, Lo LJ. Primary Overcorrection of the Unilateral Cleft Nasal Deformity: Quantifying the Results. Annals of plastic surgery. 2016;77 Suppl 1:S25-9.
  24. Lonic D, Pai BC, Yamaguchi K, Chortrakarnkij P, Lin HH, Lo LJ. Computer-Assisted Orthognathic Surgery for Patients with Cleft Lip/Palate: From Traditional Planning to Three-Dimensional Surgical Simulation. PloS one. 2016;11:e0152014.
  25. Yamaguchi K, Lonic D, Lee CH, Yun C, Lo LJ. Modified Furlow Palatoplasty Using Small Double-Opposing Z-Plasty: Surgical Technique and Outcome. Plastic and reconstructive surgery. 2016;137:1825-31.
  26. Yamaguchi K, Lonic D, Lo LJ. Complications following orthognathic surgery for patients with cleft lip/palate: A systematic review. Journal of the Formosan Medical Association = Taiwan yi zhi. 2016;115:269-77.
  27. Chin YP, Leno MB, Dumrongwongsiri S, Chung KH, Lin HH, Lo LJ. The pterygomaxillary junction: An imaging study for surgical information of LeFort I osteotomy. Scientific reports. 2017;7:9953.
  28. Chung K, Lo LJ. A New Method for Reconstruction of Vermilion Deficiency in Cleft Lip Deformity: The Bi-Winged Myomucosa Switch Flap. Plastic and reconstructive surgery. 2017.
  29. Lonic D, Yamaguchi K, Chien-Jung Pai B, Lo LJ. Reinforcing the Mucoperiosteal Pocket with the Scarpa Fascia Graft in Secondary Alveolar Bone Grafting: A Retrospective Controlled Outcome Study. Plastic and reconstructive surgery. 2017;140:568e-78e.
  30. Lu TC, Yao CF, Lin S, Chang CS, Chen PK. Primary Septal Cartilage Graft for the Unilateral Cleft Rhinoplasty. Plast Reconstr Surg. 2017;139:1177-86
  31. Chang, C.-S., Wallace, C. G., Hsiao, Y.-C., et al. Airway Changes after Cleft Orthognathic Surgery Evaluated by Three-Dimensional Computed Tomography and Overnight Polysomnographic Study. Scientific reports 7: 12260, 2017
Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.