Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Giới thiệu

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, đúng như tên gọi, là một vấn đề về võng mạc thường gặp ở trẻ sinh non. Vì các mạch máu mắt ở cạnh mũi phải đến khoảng 31 tuần mới phát triển hoàn thành, và các mạch máu ở bên thái dương thì phải cần tới 41 tuần, nên ở những trẻ sinh non khi các mạch máu này chưa được phát triển đầy đủ, thì ngay sau khi chào đời, do các yếu tố như sử dụng nồng độ oxy cao, các cơ quan cơ thể chưa trưởng thành hẳn, khiến các mạch máu võng mạc ở đáy mắt bị biến dạng, gập xoắn, thậm chí thúc đẩy sự tăng sinh của các mạch máu mới (tân mạch), gây hiện tượng võng mạc bị co kéo.

Trẻ sinh non khi mới chào đời sẽ không mắc bệnh võng mạc, chủ yếu là do khi đó các mạch máu võng mạc của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, nên trước hết sẽ ngừng tăng trưởng, sau đó xảy ra tình trạng thiếu oxy trầm trọng, rồi sản xuất ra một lượng lớn yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), thúc đẩy sự tăng sinh của các mạch máu mới, đến lúc này mới xuất hiện bệnh võng mạc nặng. Do đó, không cần tiến hàng sàng lọc ngay khi trẻ vừa chào đời, mà đợi khoảng 4 đến 6 tuần mới bắt đầu sàng lọc. Về mặt lâm sàng, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể được chia thành 5 giai đoạn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc theo dõi quan sát, sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau ra tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu trẻ sinh non bị bệnh võng mạc thì cũng không cần lo lắng, vì trên 90% các ca bệnh đều sẽ thoái triển

“Về mặt lâm sàng, hầu hết bệnh võng mạc ở trẻ sinh non đều sẽ tự khỏi mà không cần điều trị”. Trên 95% bệnh nhân, kể cả trường hợp trẻ sinh non mới đầu có một số dấu hiệu bệnh võng mạc nhẹ, chẳng hạn như giai đoạn 1 và giai đoạn 2, đều sẽ dần dần khỏi hẳn, lúc này chúng ta chỉ cần theo dõi là được; tuy nhiên vẫn còn một số trẻ cần được điều trị.。

Lựa chọn phương pháp điều trị

Hiện nay có hai phương pháp điều trị chính cho bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Thứ nhất là liệu pháp laser, thứ hai là tiêm nội nhãn.Liệu pháp laser là liệu pháp truyền thống, đã được sử dụng 30~40 năm, hiện vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Do đó tác dụng lâu dài và các biến chứng liên quan của liệu pháp này đều đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, hiệu quả cũng rất tốt. Tuy nhiên, nhược điểm ở chỗ “Liệu pháp laser là phương pháp điều trị phá hủy võng mạc”, nghĩa là laser được sử dụng để phá hủy các vùng vô mạch của võng mạc, nhằm giảm thiểu sự sản xuất mạnh của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). Nhưng phương pháp điều trị này cũng dễ gây ra khiếm khuyết thị trường, tật khúc xạ nặng, cận thị/viễn thị hoặc loạn thị nặng. Ánh sáng không đúng, cận thị nặng, viễn thị hoặc loạn thị, và cũng dễ dẫn đến lác mắt.

Còn về tiêm nội nhãn, đây là phương pháp điều trị khá mới trong 10 năm trở lại đây, thông qua tiêm vào dịch kính một loại thuốc ức chế sự tăng sinh của mạch máu để kiểm soát bệnh. Phương pháp này ít gây tổn thương võng mạc, khiến các mạch máu bất thường thoái triển dần, để các mạch máu bình thường có thể tiếp tục phát triển vào võng mạc ngoại vi, do đó sẽ ít gây ra các biến chứng lâu dài cho mắt. Tuy nhiên, tiêm nội nhãn cũng vẫn tiềm ẩn rủi ro, ví dụ như nguy cơ nhiễm trùng nội nhãn hoặc khả năng kim tiêm làm tổn thương thủy tinh thể hoặc võng mạc.

Hiện nay ở Đài Loan có 3 loại thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu được sử dụng để tiêm nội nhãn. Tiêm nội nhãn sẽ gây ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) toàn thân trong thời gian từ 1 tuần đến 3 tháng. Vì yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) có liên quan đến sự phát triển của thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, nên cũng có những lo ngại về việc ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và cơ quan. Nghiên cứu sơ bộ hiện nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng thực chất về sự ảnh hưởng đó, nhưng vẫn cần theo dõi nghiên cứu lâu dài để xác nhận.

Cả hai phương pháp điều trị nêu trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, kết quả điều trị đều rất tốt, có thể cung cấp cho bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn điều trị. Đối với những ca bệnh phức tạp, cũng có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu là ca bệnh ở giai đoạn 4 hoặc 5, thì vẫn cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Hơn nữa, những trẻ mắc bệnh võng mạc do sinh non cần được theo dõi lâu dài, “đây là căn bệnh suốt đời”, trong tương lai có khả dăng dễ bị các vấn đề như tật khúc xạ, lác nhược thị, cườm nước (thiên đầu thống/tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, bong võng mạc, rách võng mạc, xuất huyết dịch kính,... “tỷ lệ xảy ra sẽ cao hơn người bình thường”. Lúc này cần theo dõi liên tục để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp vào thời điểm thích hợp.

Đội ngũ nhân viên y tế

Bộ phận Nhãn khoa của Bệnh viện Chang Gung bắt đầu cung cấp dịch vụ khám điều trị từ năm 1976.

Năm 2005, bác sĩ Wei-Chi Wu sang Mỹ đến William Beaumont Hospital để học tập phương pháp điều trị bệnh võng mạc do sinh non từ bác sĩ Michael Trese - chuyên gia uy tín hàng đầu thế giới về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Năm 2006 sau khi trở về Đài Loan, ông đã đem kỹ thuật điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non về cho Bệnh viện Chang Gung Lâm Khẩu. Tháng 9 năm 2006, đội ngũ chăm sóc thị lực trẻ sơ sinh đã chính thức được thành lập, với nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Hiện tại, các thành viên chính của đội ngũ bao gồm 20 bác sĩ điều trị chuyên khoa Mắt, 3 bác sĩ chuyên khoa Sơ sinh, 1 nghiên cứu viên cấp tiến sĩ và 9 nghiên cứu viên cấp thạc sĩ.

Mỗi chuyên gia tuy có sở trường ở từng lĩnh vực khác nhau, nhưng luôn hỗ trợ lẫn nhau về kiến thức và kỹ thuật chuyên môn, chung tay xây dựng nên một đội ngũ y tế vững mạnh. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm chúng tôi đã tiến hành tiêm nội nhãn cho hơn 500 bệnh nhi, và thực hiện liệu pháp laser cho hơn 100 ca bệnh, cứu vãn thị lực cho hàng trăm trẻ, giúp cho nhiều gia đình tiết kiệm được khoản chi phí y tế khổng lồ. Kết quả nghiên cứu lâm sàng được công bố của đội ngũ về các phương diện như bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc di truyền, v.v. đều chiếm vị trí dẫn đầu thế giới. Ví dụ: Về phương diện bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, kết quả nghiên cứu thuốc ức chế tăng sinh tân mạch (anti-VEGF) đã trở thành căn cứ quan trọng cho các thử nghiệm lâm sàng trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc ứng dụng máu toàn phần tự thân trong phẫu thuật điểm vàng cũng là phương pháp điều trị lâm sàng đầu tiên trên thế giới. Để thúc đẩy ngành y sinh phát triển mạnh mẽ tại Đài Loan, Trung tâm chúng tôi có máy cắt dịch kính, máy chụp cắt lớp quang học võng mạc và máy chụp mạch, phòng vô trùng chuyên dụng cho dịch vụ lâm sàng được chứng nhận GTP, buồng khám mắt sơ sinh, có thể thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng trên con người, cũng như các thử nghiệm lâm sàng ban đầu thuốc kháng VEGF mới. Trung tâm chúng tôi là đội ngũ chăm sóc thị lực cho trẻ sơ sinh có quy mô lớn nhất, đầy đủ nhất và đặc biệt nhất trên thế giới đồng thời có cả ba chức năng chính bao gồm phục vụ, giảng dạy và nghiên cứu.

Kết quả điều trị

Đối với bệnh nhân giai đoạn 3, Trung tâm chúng tôi đã tiến hành tiêm nội nhãn cho hơn 500 bệnh nhi, và thực hiện liệu pháp laser cho hơn 100 ca bệnh, tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị này lên tới 98%.

Đối với bệnh nhân giai đoạn 4 cần cắt dịch kính thì tỷ lệ thành công là 90%.

Đối với bệnh nhân giai đoạn 5 cần cắt dịch kính thì có 40% bệnh nhân ít nhất đã cảm nhận được ánh sáng.

Chia sẻ ca bệnh

▲Kính gửi bác sĩ Wu:

Cảm ơn bàn tay khéo léo và y đức của bác sĩ, đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho một gia đình vốn đang ngập tràn trong lo lắng sợ hãi và vô vọng. Có thể chúng tôi chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân của bác sĩ, nhưng thực sự không lời nào tả xiết lòng cảnh kích của chúng tôi đối với niềm hy vọng mà bác sĩ mang đến. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. Ngoài ra, vì chúng tôi ở tận Cao Hùng, vốn rất lo lắng rằng mỗi lần phải lên miền Bắc khám bệnh thì sẽ rất vất vả đối với một đứa trẻ sinh non như bé Tinh Tinh, cho nên chúng tôi đã cân nhắc tiếp tục cho bé theo dõi mắt ở bệnh viện Chang Gung Cao Hùng, xin báo trước với bác sĩ như vậy ạ!

 

▲ Bác sĩ Wu

Cảm ơn bác đã giúp cháu được sớm trở lại trường học, thực sự rất biết ơn bác. Xin chúc bác năm mới vui vẻ ạ
Kính thư: Tuyết Ân

 

Q&A

1.Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có dẫn đến mù lòa không?

Phần lớn bệnh võng mạc ở trẻ sinh non sẽ thoái triển tự nhiên (khoảng 95%) mà không cần điều trị, chỉ một số ít trẻ bị nặng thì mới cần điều trị, nhưng vẫn có nguy cơ bị mù lòa.

2.Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được chia làm mấy giai đoạn? Khi nào cần điều trị?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được chia thành 5 giai đoạn. Thông thường đến giai đoạn 2 hoặc 3 thì mới cần điều trị. Lúc này, phương pháp điều trị chủ yếu là chiếu laser hoặc tiêm thuốc nội nhãn chống tăng sinh mạch máu. Nếu bệnh tình tiếp tục tiến triển xấu thành bong võng mạc (giai đoạn 4 và 5), thì sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ dịch kính hoặc phẫu thuật đai độn củng mạc để khôi phục vị trí võng mạc.

3.Trẻ bị bệnh võng mạc do sinh non có cần theo dõi lâu dài không?

Trẻ bị bệnh võng mạc do sinh non cần được theo dõi lâu dài. “Đây là căn bệnh suốt đời”, trong tương lai có khả dăng dễ bị các vấn đề như tật khúc xạ, lác nhược thị, cườm nước, đục thủy tinh thể, bong võng mạc, rách võng mạc, xuất huyết dịch kính,... “tỷ lệ xảy ra sẽ cao hơn người bình thường”. Lúc này cần theo dõi liên tục để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp vào thời điểm thích hợp.

Các luận văn liên quan

  1. Fan YY, Huang YS, Huang CY, Hsu JF, Shih CP, Hwang YS, Yao TC, Lai CC,  Wu WC*. Neurodevelopmental Outcomes Following Intravitreal Bevacizumab Therapy for Retinopathy of Prematurity: a prospective, case-control study. Ophthalmology.2019 https://doi.org/10.1016/j.ophtha.2019.03.048 *corresponding author
  2. Wu WC. Pediatric retina: A challenging yet fascinating filed. Taiwan Journal of Ophthalmology 2018; 8:179-180.
  3. Hwang YS, Liu CH, Huang YC, Chen CS, Chen TL, Wang NK, Chen YP, Chen KJ, Lai CC, Wu WC*. Systemic effects after intravitreal injection of bevacizumab in new born rabbit eyes. Cutaneous and Ocular Toxicology 2018 ;37:41-51.*corresponding author
  4. Lee YS, See LC, Chang SH, Wang NK, Hwang YS, Lai CC, Chen KJ, Wu WC*.Macular Structures, Optical Components, and Visual Acuity in Preschool Children after Intravitreal Bevacizumab or Laser Treatment. Am J Ophthalmol 2018;192:20–30. *corresponding author
  5. Wu AL, Wu WC*.Anti-VEGF for ROP and pediatric retinal diseases. Asia-Pac J Ophthalmol2018;7:145-151.*corresponding author
  6. Lee YS, Chang SHL, Wu SC, See LC, Chang SH, Yang ML, Wu WC*. The inner retinal structures of the eyes of children with a history of retinopathy of prematurity. Eye 2018;32:104-112. *corresponding author
  7. Huang CY, Lien R, Wang NK, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC, Wu WC*.Changes in systemic vascular endothelial growth factor levels after intravitreal injection of aflibercept in infants with retinopathy of prematurity. Graefe’s Archive for Clinical& Experimental Ophthalmology 2018;256:479-487. *corresponding author
  8. Ting DSW, Wu WC, Toth C.Deep learning for retinopathy of prematurity screening. Br J Ophthalmol. 2018 Nov 23. pii: bjophthalmol-2018-313290. doi: 10.1136/bjophthalmol-2018-313290. [Epub ahead of print]
  9. Yonekawa Y, Wu, WC, Nitulescu CE, Chan, RVP, Thanos A, Thomas, BJ, Todorich B, Drenser KA, Trese MT,Capone A Jr. Progressive Retinal Detachment in Infants with Retinopathy of Prematurity Treated with Intravitreal Bevacizumab or Ranibizumab. Retina 2018;38:1079-1083.
  10. Wu WC, Shih CP, Lien R, Wang NK, Chen YP, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC. Serum vascular endothelial growth factor after bevacizumab or ranibizumab treatment for retinopathy of prematurity. Retina 2017Apr;37(4):694-701.
  11. Chang HL, Lee YS, Wu SC, See LC, Chung CC, Yang ML, Lai CC, Wu WC*. Anterior Chamber Angle and Anterior Segment Structure of Eyes in Children with Early Stages of Retinopathy of Prematurity. American Journal of Ophthalmology. 2017 Jul. 179:46-54. *corresponding author
  12. Chuluunbat T, Chan RV, Wang NK, Lien R, Chen YP, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC, Wu WC*.Nonresponse and Recurrence of Retinopathy of Prematurity After Intravitreal Ranibizumab Treatment. Ophthalmic Surg Lasers Imaging Retina. 2016 Dec 1;47(12):1095-1105.*corresponding author
  13. Chen YH, Lien R, Chiang MF, Huang CY, Chang CJ, Wang NK, Chen YP, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC, Wu WC*. Outer Retinal Structural Alternation and Segmentation Errors in Optical Coherence Tomography Imaging in Patients with a History of Retinopathy of Prematurity. Am J Ophthalmol. 2016 Jun;166:169-80. *corresponding author
  14. Lien R, Yu MH, Hsu KH, Liao PJ, Chen YP, Lai CC, Wu WC*. Neurodevelopmental Outcomes in Infants with Retinopathy of Prematurity and Bevacizumab Treatment. PLoS One. 2016;11(1):e0148019.*corresponding author
  15. Patel SN, Klufas MA, Douglas CE, Jonas KE, Ostmo S, Berrocal A, Capone A Jr, Martinez-Castellanos MA, Chau F, Drenser K, Ferrone P, Orlin A, Tsui I, Wu WC, Gupta MP, Chiang MF, Chan RV*; i-ROP Research Consortium. Influence of Computer-Generated Mosaic Photographs on Retinopathy of Prematurity Diagnosis and Management. JAMA Ophthalmol. 2016 Nov 1;134(11):1283-1289.
  16. Yonekawa Y, Wu WC, Kusaka S, Robinson J, Tsujioka D, Kang KB, Shapiro MJ, Padhi TR, Jain L, Sears JE, Kuriyan AE, Berrocal AM, Quiram PA, Gerber AE, Paul Chan RV, Jonas KE, Wong SC, Patel CK, Abbey AM, Spencer R, Blair MP, Chang EY, Papakostas TD, Vavvas DG, Sisk RA, Ferrone PJ, Henderson RH, Olsen KR, Hartnett ME, Chau FY, Mukai S, Murray TG, Thomas BJ, Meza PA, Drenser KA,Trese MT, Capone A Jr *.Immediate Sequential Bilateral Pediatric Vitreoretinal Surgery: An International Multicenter Study. Ophthalmology. 2016 Aug;123(8):1802-8.
  17. Wu WC*, Lien R, Liao PJ, Wang NK, Chen YP, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC. Serum levels of vascular endothelial growth factor and related factors after intravitreous bevacizumab injection for retinopathy of prematurity. JAMA Ophthalmol. 2015 Apr 1;133(4):391-7.
  18. Chen SN, Lian I, Hwang YC, Chen YH, Chang YC, Lee KH, Chuang CC, Wu WC*. Intravitreal anti-vascular endothelial growth factor treatment for retinopathy of prematurity: comparison between Ranibizumab and Bevacizumab. Retina. 2015 Apr;35(4):667-74.*corresponding author
  19. Chen YH, Lien RI, Tsai S, Chang CJ, Lai CC, Chao AN, Chen KJ, Hwang YS, Wang NK, Chen YP, Chen TL, Wu WC*. Natural history of retinopathy of prematurity: two-year outcomes of a prospective study. Retina. 2015 Jan;35(1):141-8.*corresponding author
  20. Wu SC, Lee YS, Wu WC, Chang SH*. Acute angle-closure glaucoma in retinopathy of prematurity following pupil dilation. BMC Ophthalmol. 2015 Aug 8;15:96.
  21. Wu WC*, Liu CH, Wang NK, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Liao PJ, Li LM, Lai CC. Lens Subluxation after Plasmin and SF6 Injections in Rabbit Eyes. PLoS One. 2014 Nov 14;9(11):e112957.
  22. Chen YH, Chen SN, Lien RI, Shih CP, Chao AN, Chen KJ, Hwang YS, Wang NK, Chen YP, Lee KH, Chuang CC, Chen TL, Lai CC, Wu WC*. Refractive errors after the use of bevacizumab for the treatment of retinopathy of prematurity: 2-year outcomes. Eye. 2014;28,1080–1087. *corresponding author
  23. Wu WC*, Shih CP, Wang NK, Lien R, Chen YP, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC, Huang CY, Tsai S. Choroidal thickness in patients with a history of retinopathy of prematurity. JAMA Ophthalmol. 2013 Nov;131(11):1451-8. 
  24. Wu WC, KuoHK,YetPT,YangCM,Lai CC, Chen SN*.An updated study of the use of bevacizumab in the treatment of patients with pre-threshold retinopathy of prematurity in Taiwan. Am J Ophthalmol.2013;155:150-158.
  25. Chen YH, Lin RI, Lai CC, Chao AN, Chen KJ, Hwang YS, Wang NK, Chen YP, Chen TL, Chang CJ, Wu WC*. Profiles of Patients with Retinopathy of Prematurity and Birth Weights Greater Than 1500 Grams in Taiwan. Biomedical Journal. 2013:36-84-89. *(corresponding author).
  26. Wu WC*, Lin RI, Shih CP, Wang NK, Chen YP, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS, Lai CC, Huang CY, Tsai S. Visual Acuity, Optical Components, and Macular Abnormalities in Patients with a History of Retinopathy of Prematurity. Ophthalmology. 2012;119:1907-16. *corresponding author
  27. Wu WC. Current update on retinopathy of prematurity. Acta Societatis Ophthalmologicae Sinicae 2012; 15:142-145.
  28. Wu WC*, Lai CC, Lin RI, Wang NK, Chao AN, Chen KJ, Chen TL, Hwang YS. Modified 23-gauge vitrectomy system for stage 4 retinopathy of prematurity. Arch Ophthalmol. 2011;129:1326-31
  29. Wu WC, Yeh PT, Chen SN, Yang CM, Lai CC, Kuo HK*. Effects and Complications of Bevacizumab Use in Patients with Retinopathy of Prematurity: A Multicenter Study in Taiwan. Ophthalmology. 2011;118:176-83.
  30. Wu WC*,Ong FSC, Kuo JZC, Lai CC, Wang NK, Shih CP. Correspondence to retinopathy of prematurity and maternal age. Retina 2010; 30;1330-1331.
  31. Wu WC*, Lai CC, Chen KJ, Chen TL, Wang NK, Hwang YS, Yeung L, Li LM. Long-term tolerability and serum concentration of bevacizmab (avastin) when injected in newborn rabbit eyes. Investigative ophthalmology & visual science. 2010;51:3701-8.
  32. Wu WC*, Ong FS, Kuo JZ, Lai CC, Wang NC, Chen KJ, Hwang YS, Chen TL, Shih CP. Retinopathy of prematurity and maternal age. Retina. 2010;30:327-31.
  33. Wu WC, Drenser KA, Lai M, Capone A, Trese MT*. Plasmin Enzyme-Assisted Vitrectomy for Primary and Reoperated Eyes with Stage 5 Retinopathy of Prematurity. Retina 2008;28:S75-S80.
  34. Wu WC, Drenser KA, Trese MT. Combined scleral buckling and intravitreal plasmin injection: a new surgical technique. Retinal Cases & Brief Reports. 2008;2:112-114.
  35. Hsueh PY, Chen HSL, Lai CC, Sun MH, Chen TL, Wu WC*.Spontaneous, bilateral posterior lens dislocation in an elderly patient with homocystinuria. Taiwan Journal of Ophthalmology. 2008; 47:147-152.(corresponding author)
  36. Huang CL, Huang CC, Chang YJ, Wu WC, Kuo HC*. Cerebral thromboembolismand central retinal artery occlusioninnephritic syndrome. Neuro-Ophthalmolgy2008;32:81-85.
  37. Lai CC*, Yeung L, Chen YP, Wang NK, Wu WC, Chen KJ, Chuang LH, Chen TL. Macular and visual outcomes after cataract extraction for highly myopic foveoschisis. Journal of cataract and refractive surgery. 2008 ;34:1152-1156.
  38. Wu WC,Trese MT, Capone A, Dailey W, Drenser KA*. Retinal Phenotype: Genotype Correlation of Pediatric Patients Expressing a Mutation in the Norrie Disease Gene. Archives of Ophthalmology 2007;125:225-30.
  39. Yeung L, Chen TL, Kuo YH, Chao AN, Wu WC, Chen KJ, Hwang YS, Chen YP, Lai CC*. Severe vitreous hemorrhage associated with closed-globe injury. Graefe’s Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology 2006; 244:52-7.
  40. Chen YP, Chen TL, Yang KR, Lee WH, Kuo YH, Chao AN, Wu WC, Chen KJ, Lai CC*. Treatment of retinal detachment resulting from posterior staphyloma-associated macular hole in highly myopic eyes. Retina 2006; 26:25-31.

 

 

Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.