Bệnh thận giai đoạn cuối (Urê huyết)

Giới thiệu

Bệnh thận mạn tính (CKD),trước đây gọi là suy thận mạn tính

Là tình trạng tổn thương ở thận do các chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến cho chức năng thận bị suy giảm, không thể phục hồi: Từ đó thận sẽ dần dần không thể sản xuất đủ nước tiểu để đào thải độc tố và các chất thải khác ra khỏi máu; ngày càng mất khả năng duy trì sự cân bằng hợp lý giữa chất điện giải và nước trong cơ thể; dẫn đến sự tích tụ chất thải chuyển hóa trong cơ thể, làm cản trở hoạt động và chức năng bình thường của các cơ quan và mô của cơ thể; không thể tạo máu.

Ở các nước phát triển, kẻ thù chính của thận là tiểu đường và cao huyết áp, cũng như việc kiểm soát bệnh không tốt, thói quen ăn uống kém lành mạnh, và tình trạng béo phì. Ở giai đoạn đầu của bệnh, có thể có ít hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng, dần dà tiến triển thành bệnh thận mạn tính (còn gọi là mãn tính) ở mức độ trung bình hoặc nặng (giai đoạn muộn). Trầm trọng nhất là bệnh thận giai đoạn cuối, còn được gọi là hội chứng urê huyết hoặc nhiễm độc niệu, cần phải lọc máu dài hạn.

Lựa chọn phương pháp điều trị

Lọc máu là phương pháp điều trị đối với suy thận nặng (còn gọi là Urê huyết hoặc Bệnh thận giai đoạn cuối).

Khi thận không còn khả năng hoạt động hiệu quả, chất thải và chất lỏng sẽ tích tụ trong máu. Lọc máu thay thế một phần chức năng của thận bị suy, để loại bỏ chất lỏng và chất thải ra khỏi máu. Khi chức năng thận đã bị mất 90% hoặc hơn, thì sẽ bắt đầu phải lọc máu.

Thông qua quá trình lọc máu bằng chạy thận nhân tạo, thiết bị chạy thận sẽ lấy máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân, sử dụng máy lọc máu (thận nhân tạo), chuyển các chất thải vào dung dịch lọc máu, sau đó truyền trả máu đã được lọc sạch trở về cho cơ thể. Trong quá trình điều trị này, huyết áp của bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ, để căn cứ vào đó điều chỉnh tốc độ máu chảy vào và ra khỏi cơ thể, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nhiều người phải lọc máu nhưng vẫn có thể tiếp tục một cuộc sống tích cực, vẫn làm việc, lập gia đình, sinh con cái và đi du lịch như bình thường. Khi đi du lịch, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng có thể hỗ trợ thu xếp tiến hành lọc máu tại trung tâm chạy thận nhân tạo ở điểm đến.

Trung tâm chạy thận nhân tạo của Bệnh viện tưởng niệm Chang Gung được thành lập vào năm 1977, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân lọc máu, hiện nay là trung tâm điều trị lọc máu quy mô lớn nhất ở Đài Loan. Từ Bắc vào Nam, chúng tôi có các chi nhánh ở Cơ Long (Keelung), Đài Bắc (Taipei), Lâm Khẩu (Linkou), Đào Viên (Taoyuan), Gia Nghĩa (Chiayi), Cao Hùng (Kaohsiung), Phượng Sơn (Fengshan), v.v. Vị trí của các chi nhánh này đều nằm ở khu vực giao thông thuận tiện, cung cấp cho bệnh nhân nhiều sự lựa chọn điều trị lọc máu chất lượng cao, tiện lợi và đa dạng.

Công nghệ lọc máu hiện đại nhất

  1. Máy lọc máu tiêu chuẩn cao: Nhập về các máy chạy thận nhân tạo của Thụy Điển, Đức, Nhật Bản chuyên về chạy thận nhân tạo, hoặc các máy có chức năng thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc (Hemodiafiltration, HDF Online)
  2. Thiết bị lọc máu chất lượng cao: Hiệu suất lọc máu xuất sắc, tính tương hợp sinh học tốt, hệ số siêu lọc cao, có thể cung ứng cho việc thẩm tách máu với dung lượng cao hay thay thế cho phương pháp lọc máu liên tục dung lượng cao
  3. Không phải tái sử dụng nguồn vật tư lọc máu hay máy lọc máu, mà chỉ cung cấp cho sử dụng một lần
  4. Thực hiện nghiêm ngặt các hoạt động kiểm soát chất lượng nước và khử trùng RO để đảm bảo dung dịch lọc máu đạt tiêu chuẩn nước siêu tinh khiết
  5. Sau mỗi ca sử dụng, máy lọc được khử trùng nghiêm ngặt bằng hóa chất hoặc khử trùng bằng nhiệt
  6. Chia khu vực, phân loại giường bệnh, phân loại máy lọc máu dựa theo phân loại mang mầm bệnh viêm gan
  7. Cung cấp công thức lọc máu khác nhau theo nhu cầu của bệnh nhân
  8. Có cơ sở y tế cấp cứu được trang bị đầy đủ, để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tức thì khi cần thiết

Đội ngũ nhân viên y tế

Mục tiêu của khoa chúng tôi là cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao cho các bệnh nhân mắc bệnh thận cấp và mạn tính, bao gồm điều trị bệnh thận cấp và mạn tính, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) và ghép thận.

Chúng tôi sở hữu đội ngũ y tế hùng hậu, bao gồm các bác sĩ điều trị và bác sĩ trưởng chuyên khoa thận, điều dưỡng viên lọc máu, kỹ thuật viên lọc máu và điều dưỡng viên chuyên khoa.

Đội ngũ y tế tinh hoa nhất

  1. Tất cả các bác sĩ chuyên khoa thận đều có kinh nghiệm lâm sàng phong phú, đồng thời đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu
  2. Tất cả các nhân viên điều dưỡng đều trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp nghiêm ngặt, dày dạn kinh nghiệm, có kỹ thuật lọc máu và cắm kim điêu luyện
  3. Có các chuyên gia dinh dưỡng cung cấp dịch vụ tư vấn về chế độ dinh dưỡng
  4. Hệ thống chuyển tuyến y tế với nhiều lựa chọn

Dịch vụ lọc máu nhân đạo nhất

  1. Hệ thống điều hòa không khí tạo sự thoải mái dễ chịu
  2. Giường bệnh điện cơ có thể dễ dàng điều chỉnh
  3. Màn hình ti vi LCD với chất lượng hình ảnh tuyệt vời với nhiều kênh để chọn xem
  4. Quy trình phục vụ thân thiện, tùy chỉnh theo nhu cầu

Để sắp xếp tiến hành lọc máu tại bệnh viện chúng tôi, vui lòng chuẩn bị các dữ liệu sau

  1. Kế hoạch dự kiến của cá nhân (địa điểm và thời gian lọc máu)
  2. Y lệnh, báo cáo xét nghiệm mới nhất về lọc máu
  3. Tóm tắt bệnh án
  4. Báo cáo điện tâm đồ, X-quang ngực hàng năm

Kết quả điều trị

Chúng tôi có tổng cộng 250 máy lọc máu tại các chi nhánh bệnh viện ở Lâm Khẩu, đào Viên và Đài Bắc, phục vụ chạy thận nhân tạo dài hạn cho gần 1.300 bệnh nhân, là một trong số ít các trung tâm chạy thận nhân tạo có quy mô lớn trên thế giới.

Đội ngũ y tế liên ngành của chúng tôi gồm có các bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên lọc máu, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ, v.v. phối hợp chặt chẽ với nhau, mỗi tháng phục vụ cho tổng cộng gần 20.000 lượt bệnh nhân chạy thận nhân tạo và 9.000 lượt thăm khám ngoại trú, chăm sóc cho trung bình khoảng 380 đến 400 bệnh nhân lọc màng bụng, và mỗi năm điều trị nội trú cho 3.200 lượt bệnh nhân mắc bệnh thận.

Chia sẻ ca bệnh

Tin vào bài thuốc dân gian và thuốc thảo dược, bệnh mạn tính càng chữa càng nặng, báo động đỏ ở nhóm người “3 cao”, biến chứng sẽ khiến sức khỏe suy yếu

Khi sức khỏe đã đến mức báo động mà lại chỉ chữa chạy bằng các bài thuốc dân gian, thì không chỉ lãng phí tiền bạc cho việc chữa trị vô hiệu đó, mà có khi còn làm trì hoãn “thời gian vàng” để trị bệnh, nếu nghiêm trọng thậm chí có thể mất mạng. Người phụ nữ họ Hoàng, 55 tuổi đến từ Myanmar, vốn có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, nhưng cách đây vài năm bà phát hiện mình có triệu chứng tiểu đường và huyết áp cao, nhưng bà lại không hề tích cực điều trị, cộng thêm làm việc quá sức, không chăm sóc tốt cho cơ thể, trong thời gian dài lơ là việc kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao, khiến thể lực ngày càng yếu đi. Những người bạn lâu ngày không gặp bà Hoàng, thậm chí sẽ giật mình khi thấy bà đã mất đi sắc vóc trước đây, khuôn mặt tái nhợt và toàn thân phù nề. Bản thân bà Hoàng cũng nhận thấy điều đó, tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, cho đến khi bà thậm chí quét nhà thôi cũng thở không ra hơi, bà mới ý thức được rằng vấn đề đã thực sự nghiêm trọng.

Sau khi đi kiểm tra tại cơ sở y tế ở Myanmar, bà Hoàng được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 5, lại còn bị thiếu máu nặng do biến chứng của bệnh thận. Nghe kết quả chẩn đoán, bà Huang rất sợ hãi nhưng lại đi sai phương hướng chữa trị, bà bắt đầu tìm cách điều trị bằng các loại thuốc thảo dược và bài thuốc dân gian khắp nơi ở Myanmar, cứ nghe nói ở đâu có liệu pháp dân gian điều trị bệnh mạn tính là bà nhất định sẽ lạy lục tìm đến. Nhưng bệnh tình của bà Hoàng chẳng những không hề cải thiện, mà còn do bệnh thận và tiểu đường khiến cơ thể bị mất một lượng lớn protein qua nước tiểu, dẫn đến chân tay và cơ thể dần dần phù nề, chán ăn thậm chí nuốt không trôi. Không thể ăn uống bình thường được, đồng nghĩa với việc không thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thậm chí bà còn bắt đầu thấy buồn nôn và nôn khan, triệu chứng càng ngày càng nặng, khiến bà thực sự không biết phải làm thế nào.

Sau khi người thân của bà sống ở Đài Loan biết chuyện, đã rất kinh ngạc và cảm thấy không thể tiếp tục để bệnh tình của bà tiến triển xấu thêm nữa, nên họ đã sắp xếp để bà sang Đài Loan điều trị. Đội ngũ dịch vụ y tế quốc tế của Bệnh viện Chang Gung Lâm Khẩu đã sắp xếp để bác sĩ Hsiang-Hao Hsu, chủ nhiệm khoa Thận chăm sóc đặc biệt, tiến hành điều trị cho bà Hoàng. Chỉ trong thời gian ngắn sau đó đã kiểm soát được tình trạng phù nề, tăng đường huyết và tăng huyết áp của bà Hoàng. Quan trọng hơn nữa, là ekip điều trị đã phẫu thuật tạo đường vào mạch máu cho bà Hoàng, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường vào mạch máu, sau đó bắt đầu thực hiện liệu pháp thay thế thận một cách an toàn. Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ekip điều trị, không chỉ giảm được 12 kg lượng nước và muối tích tụ trong cơ thể bà Hoàng, mà còn nhờ urê huyết dần dần được đào thải, nên bà Huang đã tìm lại được cảm giác thèm ăn và phục hồi vị giác. Sau hơn 10 ngày điều trị một cách thuận lợi, bà Hoàng đã lấy lại vóc dáng trước đây, bà vô cùng vui mừng, nở nụ cười rất tươi khi nhìn thấy đội ngũ y tế đã chăm sóc điều trị cho mình.

Bác sĩ chủ nhiệm Hsiang-Hao Hsu cho biết, khi bị bệnh mạn tính, đừng chỉ có hoảng sợ, than phiền và buồn rầu, mà điều quan trọng hơn cả là hãy tìm đến phương pháp điều trị đúng. Ban đầu, bà Hoàng có chủ động tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh dân gian, nhưng lại sai đi phương hướng, nên đã bỏ lỡ thời điểm chữa trị thích hợp. May mắn thay, bà đã đến Đài Loan chữa bệnh kịp thời, nên tình trạng bệnh tật lâu năm của bà mới được cải thiện, giúp bà tìm lại được cuộc sống khỏe mạnh.

Q&A

1.Nguyên nhân vì sao cần phải lọc máu?

Vì thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, nên khi bị suy thận thì bệnh nhân cần phải tiến hành lọc máu để loại bỏ tình trạng urê huyết hoặc tích tụ quá nhiều dịch thải trong máu. Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, bao gồm do tiểu đường, huyết áp cao và bệnh thận đa nang. Sau cơn đau tim, chấn thương nặng hoặc sau phẫu thuật, cũng có thể khiến thận bị mất chức năng.

2.Các biến chứng có thể xảy ra liên quan đến lọc máu là gì?

Tuy rằng điều trị lọc máu là một quy trình an toàn trong hầu hết các trường hợp, nhưng cũng vẫn tồn tại một số biến chứng và rủi ro. Có thể có chút khó chịu nhưng không nghiêm trọng, chẳng hạn như ngứa, găp vấn đề về giấc ngủ, đau khớp và co thắt cơ. Những điều cần lưu ý khác bao gồm: tăng hoặc giảm huyết áp, nhiễm trùng tại chỗ, viêm ngoại tâm mạc, thiếu máu và tăng kali máu.

3.Bệnh nhân lọc máu có cần phải đặc biệt chú ý điều gì không?

Có, đối với bệnh nhân lọc máu và các nhân viên y tế liên quan, điều vô cùng quan trọng là phải rửa tay, đeo khẩu trang phẫu thuật và sử dụng khăn lau khử trùng, cũng như kiểm tra kỹ trạng thái vô trùng để đảm bảo vật tư thiết bị y tế luôn sạch sẽ, tránh khả năng nhiễm trùng, Bệnh nhân còn cần áp dụng chế độ ăn đặc biệt giàu protein, ít kali và ít phốt pho, đồng thời giám sát kỹ lưỡng lượng nước dung nạp vào cơ thể.

4.Nếu tôi đang phải lọc thận nhưng lại có kế hoạch đi du lịch, thì tôi cần phải làm gì?

Bạn cần đảm bảo có đủ thuốc lọc máu, đồng thời đặt chỗ trước tại các trung tâm lọc máu cung cấp dịch vụ tương ứng ở các điểm đến của hành trình du lịch, cũng như tìm kiếm sẵn thông tin về các bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp ở điểm đến đó.

5.Bệnh nhân lọc máu có thể tiếp tục làm việc bình thường không?

Có, nhiều bệnh nhân lọc máu sau khi quen với việc điều trị lọc máu, thì vẫn có thể tiếp tục làm việc bình thường, hoặc quay lại vị trí công việc ban đầu. Nhưng nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều lao động thể chất (mang vác vật nặng, đào bới, v.v.), thì có thể bạn sẽ cần phải thay đổi khối lượng công việc một cách hợp lý.

Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.