Ung thư phổi

Giới thiệu.

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Đài Loan, trong đó ung thư phổi là căn bệnh ung thư nhiều thứ hai ở nam giới, và là căn bệnh ung thư hàng đầu ở nữ giới. Nếu xét về tuổi tác, thường phát bệnh ở tầm dưới 40 tuổi, nhưng những năm gần đây có hiện tượng bệnh nhân ngày càng trẻ hơn. Vấn đề lớn nhất là khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh, phần lớn bệnh đã đến giai đoạn di căn đến các cơ quan khác và rất khó chữa trị. Hy vọng với những giới thiệu dưới đây về căn bệnh, sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà hiểu biết hơn về bệnh ung thư phổi.


Bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là khi một phần tế bào phổi có những thoái hóa bất thường, các tế bào biến tính của phổi không ngừng tăng trưởng bất thường, phân chia hình thành những khối u đặc biệt, gọi là khối u ung thư. Khối u ác tính sản sinh ra ở trong phổi, khí quản hoặc phế quản được gọi là ung thư phổi. Trên 90% ung thư phổi đến từ khối u ác tính phát sinh từ tế bào biểu mô, biểu mô tuyến, hay là khối u từ các tế bào chưa phân hóa tụ thành, thường được gọi là “ung thư phế quản nguyên phát”. Bệnh lý ung thư thay đổi tùy theo hình thái của các tế bào, khối u thường phát triển ra khu vực xung quanh phế quản và chèn ép đến mức gây co thắt phế quản.


Nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân thực sự của bệnh ung thư phổi cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng những yếu tố nguy hại có thể dẫn đến ung thư phổi bao gồm:

1. Hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động).

Cho đến nay đây vẫn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi. Theo như báo cáo của Bộ y tế, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn gấp 10-15 lần so với người không hút thuốc, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cũng cao hơn người không hút thuốc là 15-25 lần. Còn những người hút thuốc lá thụ động tuy không hút nhưng vẫn có thời gian tiếp xúc lâu dài với khói thuốc, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vẫn cao gấp 1.2-1.8 lần so với người không hút thuốc. Chất gây ung thư chính trong thuốc là hắc ín (tar), vì vậy mà hàm lượng hắc ín càng cao, thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.
 

2. Nghề nghiệp.

Môi trường làm việc của các ngành công nghiệp kim loại nặng, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất xà phòng, sản xuất sơn, cao su tổng hợp, bột màu vô cơ, phải tiếp xúc với các chất có nồng độ cao dễ gây ung thư như amiăng, bức xạ, uranium, đều có thể dẫn đến ung thư phổi.
 

3. Yếu tố di truyền.

Trong gia đình nếu có người mắc bệnh ung thư phổi, thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.
 

4. Yếu tố môi trường.

Theo tài liệu thống kê của Bộ y tế cũng cho thấy: dầu mỡ trong bếp, tiếp xúc quá nhiều với tia bức xạ hay ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
 

5. Những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi.

Ví dụ: bệnh đường hô hấp mãn tính, lao phổi, xơ phổi, giãn phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thì xác suất mắc bệnh ung thư phổi cũng tương đối cao.

 

Các loại ung thư phổi.

Các tổ chức nghiên cứu về ung thư phổi thường phân bệnh thành hai loại là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong hai loại ung thư này, sự phát triển của các tế bào ung thư và phản ứng đối với hóa trị và xạ trị là rất khác nhau.

1. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: chiếm tỷ lệ khoảng 85-88% ung thư phổi, tỷ lệ tăng trưởng và di căn của tế bào thường chậm, được chia thành ba loại:

  1. Ung thư biểu mô tế bào vảy: phổ biến ở các nam giới hút thuốc, ung thư thường phát sinh ở khu vực trung tâm của phổi gần phần rốn, dễ làm tắc khí quản dẫn đến tốc độ tăng trưởng của xẹp phổi tương đối chậm.
  2. Ung thư biểu mô tuyến: chiếm khoảng 50% ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, là một loại hình ung thư phổi thường thấy, chủ yếu ở nữ giới. Thường là đến khi ung thư di căn đến khu vực ngoài phổi thì mới xuất hiện triệu chứng lâm sàng, thường phát sinh ở khu vực gần phổi. Các bệnh nhân ung thư phổi mà vốn không hút thuốc thì thường mắc phải loại ung thư này.
  3. Ung thư mô tế bào lớn: khối u ở khu vực xung quanh phổi, lây lan thông qua máu và hạch bạch huyết, thường có hiện tượng di căn ở giai đoạn đầu.

2. Ung thư phổi tế bào nhỏ: chiếm khoảng 15-20% các bệnh ung thư phổi, tốc độ phát triển nhanh và sớm lây lan thông qua máu và hạch bạch huyết, phần lớn đều liên quan đến thuốc lá.

Kiểm tra và chẩn đoán.

Kiểm tra và chẩn đoán.

  1. Kiểm tra tế bào trong đờm: các tế bào ung thư có thể được tìm thấy trong đờm, độ nhạy của kiểm tra không tốt.
  2. Kiểm tra X-quang ngực: kiểm tra khu vực phổi có bệnh gì không, thường các khối u lớn hơn 1cm mới dễ xuất hiện trong phim chụp X-quang.
  3. Chụp cắt lớp CT phần ngực: khi phim chụp X-quang thể hiện khu vực mắc bệnh, thì cần làm thêm bước chụp cắt lớp CT phần ngực để quyết định độ lớn của khối u, vị trí, số lượng, liệu phổi hay trung thất có hạch bạch huyết không, liệu có xâm lấn đến các mô lân cận hay di căn đi xa hay không, đây là những cơ sở quan trọng trong việc xác định giai đoạn của bệnh ung thư phổi.
  4. Kiểm tra nội soi phế quản: đây là kiểm tra quan trọng để xác định chẩn đoán ung thư phổi. Sử dụng nội soi phế quản thông qua mũi hay miệng để đi vào khí quản, phế quản và các nhánh, có thể quan sát tính chất khu vực bệnh và đánh giá mức độ khối u xâm lấn đến khí quản. Có thể tiến hành cắt lớp, lấy ra một phần mô của khu vực phổi nghi ngờ bị bệnh để tiến hành phân tích tế bào học hay bệnh lý họ, để phân định xem đây thuộc về khối u hay là ung thư phổi.
  5. Kiểm tra sinh thiết qua da dưới sự chỉ dẫn của siêu âm phổi hay chụp cắt lớp CT: thông qua phẫu thuật xuyên qua lồng ngực, lấy mẫu dịch màng phổi đưa đi kiểm tra tế bào học để xem có tế bào ung thư hay không. Cũng có thể ứng dụng kim cắt lát màng phổi, lấy một mảnh nhỏ mô màng phổi để tiến hành kiểm tra tế bào học hay bệnh lý học. Một số vị trí bệnh trạng rất khó sử dụng phương pháp nội soi phế quản để lấy được mẫu xét nghiệm, thì có thể dựa vào hình ảnh siêu âm hay chụp cắt lớp CT, xác định vị trí khối u, dẫn mũi kim xuyên qua da đi vào khu vực bệnh trạng, lấy dịch của vùng mô tổn thương hay tiến hành cắt một lớp mô, đưa đi phòng bệnh lý để tiến hành xét nghiệm mô hay tế bào học.
  6. Scan hình ảnh trực giao: có thể biết được liệu có hạch bạch huyết và di căn đến khu vực xa hơn không, ví dụ: di căn đến gan, vùng bụng hay xương..v.v.
  7. Xét nghiệm chức năng phổi tĩnh và khi chuyển động: chủ yếu dùng trong các trường hợp có thể tiến hành mổ, nhằm đánh giá liệu dung tích phổi có đủ thích ứng với hoạt động hàng ngày sau ca phẫu thuật cắt bỏ phổi không.
  8. Khác: khi nghi ngờ bệnh di căn đến các bộ phận khác, tùy thuộc vào tình hình của bệnh mà sắp xếp các cuộc kiểm tra khác. Ví dụ: siêu âm bụng, chụp quét hạt nhân xương, CT hoặc MRI não, phẫu thuật chụp ảnh mạch máu phổi, nội soi trung thất, nội soi khoang màng phổi và thủ thuật mở thông thành ngực.

Triệu chứng và các biến chứng phổ biến.

Triệu chứng thường thấy của ung thư phổi.

Giai đoạn đầu thường sẽ không có triệu chứng, đôi khi thực hiện chụp X-quang thì có thể kiểm tra hay phát hiện thấy ung thư phổi, hay đến khi khối u chèn ép lên phổi dẫn đến các triệu chứng thì bệnh mới bị phát hiện. Triệu chứng thường gặp:

  1. Ho dai dẳng: giai đoạn đầu thường là ho khan, khoảng 75% bệnh nhân có triệu chứng này.
  2. Ho ra máu: ví dụ như khi khối u xâm nhập vào niêm mạc mạch máu phế quản. Khi chứng ho càng trầm trọng, có thể ho đến mức làm vỡ các mạch máu gần khu vực phế quản, dẫn đến trường hợp ho ra máu.
  3. Đau ngực: khi khối u đã lan rộng đến màng phổi, không chỉ dẫn đến chứng đau ngực, mà có thể xuất hiện hiện tượng tràn dịch màng phổi ác tính, gây khó thở.
  4. Khó thở, tức ngực, hen suyễn hay khi thở phát ra tiếng khò khè: khối u làm tắc phế quản, cản trở không khí lưu chuyển, có thể dẫn đến khó thở, tức ngực, hen suyễn hay khi hô hấp phát ra tiếng khò khè. Thuyên tắc phế quản có thể dẫn đến viêm phổi kéo dài hay lặp đi lặp lại, có thể có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, mủ đờm, thở khò khè..v.v. Nếu có nguy hiểm đến phổi, có khả năng khiến dung tích phổi suy giảm, gây tức ngực, khó thở.
  5. Chứng ngón tay dùi trống: các mô liên kết của đầu ngón tay thường dày lên do sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong mô.
  6. Khàn giọng: khi khối u chèn đến dây thần kinh thanh quản, có thể dẫn đến tê liệt dây thanh quản và dẫn đến khàn giọng.
  7. Khó nuốt: nếu như khối u xâm lấn đến xung quanh thực quản hay trung thất hay di căn đến hạch bạch huyết quanh thực quản dẫn đến chèn ép lên thực quản, sẽ dẫn đến chứng khó nuốt.
  8. Chán ăn: khối u trong phổi có thể dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, trong thời gian rất ngắn có thể xuống cân rất nhanh.
  9. Các triệu chứng khác: buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, mệt mỏi, lượng canxi trong máu cao, đau vai hay cánh tay. Do khối u di căn sẽ dẫn đến đau xương sườn, đau đầu, hay khi tĩnh mạch chủ tắc nghẽn, thì nửa thân trên sẽ phù nề hay nổi đỏ.


Biến chứng tổng hợp thường gặp.

1. Triệu chứng toàn thân: chán ăn, sụt cân, suy nhược, mệt mỏi.

2. Triệu chứng khi di căn:

  1. Hạch bạch huyết cổ.
  2. Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên: do sự chèn ép của khối u lên tĩnh mạch chủ trên dẫn đến lưu thông máu ở tĩnh mạch máu về tim ở nửa thân trên bị tắc nghẽn, dẫn đến gương mặt và phần đầu của người bệnh bị sưng tấy và mạch máu cổ bị căng (gần với việc vỡ tĩnh mạch màu xanh), trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra khí huyết không thông, sưng bàn tay, hay bất tỉnh.
  3. Di căn đến cột sống dẫn đến chèn ép tủy sống và tê liệt chân tay, tiểu tiện và đại tiện khó khăn.
  4. Di căn đến não có thể dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể để ý thấy hiện tượng vận động chân tay không rõ nguyên nhân.
  5. Di căn đến xương dẫn đến những cơn đau và nhức.
  6. Di căn đến gan: các hiện tượng thường thấy là yếu người, giảm cân, vàng da hay đau bụng.

3. Hội chứng cận ung thư: bao gồm các bệnh thần kinh cơ, bất thường về khả năng đông máu, triệu chứng nội tiết (chứng canxi trong máu cao, hội chứng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp, hạ natri trong máu).

4. Chảy máu dạ dày.

5. Tràn dịch màng phổi ác tính.

6. Mất cân bằng điện giải: tăng canxi trong máu, hạ natri trong máu, thiếu magiê trong máu. Bệnh nhân có các triệu chứng như cảm giác khát, lờ đờ, mất cảm giác ngon miệng, toàn thân không có sức lực..v.v.

Phương pháp điều trị.

Phương pháp điều trị.

Việc điều trị ung thư phổi phải dựa vào hình thái, phạm vi lây lan của tế bào ung thư, tuổi tác bệnh nhân, và trạng thái hoạt động của cả cơ thể, mới có thể lựa chọn được phương thức điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phân thành:

  1. Phẫu thuật cắt bỏ: thích hợp sử dụng cho giai đoạn đầu của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chưa di căn đi xa. Nếu các kiểm tra bệnh lý cho thấy việc cắt bỏ vẫn chưa loại bỏ được khối u, hay vùng rốn gần phổi hay là các hạch bạch huyết của trung thất có khối u di căn, thì bệnh nhân cần tiến hành xạ trị hay hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật.
  2. Xạ trị: thích hợp để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư phổi cục bộ sau khi đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Có thể kết hợp với điều trị hóa trị liệu để làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh ung thư phổi giai đoạn đã lây lan, giúp làm giảm các triệu chứng cho bệnh nhân ở giai đoạn di căn.
  3. Hóa trị: có hiệu quả đáng kể khi áp dụng điều trị cho ung thư phổi tế bào nhỏ. Trên phương diện điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, phương pháp này thường được sử dụng một mình hay kết hợp với xạ trị, thường được dùng vào giai đoạn ung thư lây lan mà không thể tiến hành phẫu thuật (IIIB) và ung thư phổi giai đoạn di căn (IV), đồng thời cũng dùng vào giai đoạn trước phẫu thuật cắt bỏ ung thư phổi (ung thư phổi giai đoạn IIIA) hoặc là giải pháp điều trị hỗ trợ sau khi phẫu thuật và phát hiện không thể hoàn toàn cắt bỏ khối u.
  4. Liệu pháp nhắm mục tiêu: hiện nay có Aretha (gefitinib, Iressa), Tarceva (erlotinib, Tarceva) và Dofec (afatinib, Giotrif), có tác dụng điều trị khá tốt đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có các tế bào biểu mô tăng trưởng nhờ yếu tố đột biến gen thụ thể. Ngoài ra còn có Xalkori (crizotinib, Xalkori) là protein tyrosine phosphatase - một chất ức chế enzyme thụ thể, có hiệu quả điều trị khá tốt đối với các bệnh nhân giai đoạn mở rộng hay giai đoạn di căn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ dương tính với ALK.
  5. Các liệu pháp hỗ trợ giảm bớt khác: xử lý dựa vào triệu chứng của bệnh nhân, chẳng hạn như dùng thuốc an thần hay thuốc giảm đau để giảm các cơn đau, dùng thuốc giãn phế quản và dưỡng khí để giảm bớt chứng khó thở, liệu pháp truyền máu, tiêm truyền dịch. Trong điều trị hóa trị nếu như có hiện tượng các tế bào bạch cầu quá ít thì có thể dùng thuốc tăng sự sinh sản bạch cầu (G-CSF).
  6. Nội soi phế quản can thiệp: điều trị bằng đốt điện hay laser có thể giảm nhẹ mức độ thuyên tắc của khối u trong đường hô hấp, ngoài ra còn có thể giúp cầm máu khi khối u bị xuất huyết. Đặt stent trong đường hô hấp có thể cải thiện việc khối u làm hẹp đường hô hấp, duy trì sự thông suốt của khí quản và phế quản.
Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.