Điều trị phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ là bước điều trị quan trọng nhất trong điều trị ung thư miệng. Dựa theo giai đoạn bệnh khác nhau mà mức độ cắt bỏ cũng khác nhau. Về nguyên tắc, phải giữ một khoảng cách an toàn nhất định giữa khu vực cắt bỏ với khu vực khối u:
Ung thư biểu mô nguyên phát: chỉ loại bỏ các khu vực tổn thương.
Giai đoạn 1: chỉ cắt bỏ ở khu vực bị tổn thương, theo dõi tình trạng của bệnh nhân, có thể tiến hành thêm phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết.
Giai đoạn 2: loại bỏ các tổn thương trên cổ và hạch bạch huyết cổ.
Giai đoạn 3: cắt bỏ khu vực mở rộng của tổn thương và bóc tách phần ở khu vực cổ.
Giai đoạn 4: loại bỏ khu vực rộng lớn của tổn thương và bóc tách phần ở khu vực cổ, có thể bao gồm da mặt, hay một phần xương quay hàm trên, dưới.
Xạ trị.
Với khối u ở giai đoạn đầu có kích thước khá nhỏ, phương pháp xạ trị và phẫu thuật đều hiệu quả, tuy nhiên đối với bệnh nhân ở giai đoạn thứ 3 và thứ 4, cần phải xem xét tình trạng bệnh để tiến hành tổng hợp xạ trị và phẫu thuật. Đặc biệt là khi miệng vết mổ vẫn còn sót lại tế bào ung thư, hạch bạch huyết xâm phạm đến bên ngoài, đến dây thần kinh hay sự xâm lấn của hạch bạch huyết, thì phải kết hợp phẫu thuật và phẫu thuật để điều trị.
Hóa trị.
Tổng hợp của nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hóa trị trước hay sau phẫu thuật có khả năng giảm thiểu một số di căn xa. Đối với giai đoạn sau (giai đoạn 3, 4) của ung thư miệng do không thể hay không phù hợp thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, thì nên xem xét đến việc kết hợp xạ trị với hóa trị. Đối với bệnh nhân mà phẫu thuật có thể hoàn toàn cắt bỏ khối u, hóa trị trước phẫu thuật không thể cải thiện việc khống chế bệnh từng vùng hay gia tăng khả năng sống của bệnh nhân.
Khác.
Liệu pháp miễn dịch, gen, hay liệu pháp sinh học khác, cho đến nay vẫn đang được nghiên cứu.
Theo dõi và kiểm tra.
Việc tái phát ung thư miệng thường diễn ra trong 1 năm sau phẫu thuật. Do đó định kỳ 1 tháng phải tiến hành theo dõi ít nhất một lần, năm thứ hai thì mỗi 2 tháng thăm khám ít nhất một lần, năm thứ ba thì mỗi 3 tháng theo dõi ít nhất một lần, sau đó thì có thể nửa năm thăm khám 1 lần. Mỗi 6 tháng phải tiến hành chụp X-quang ngực 1 lần. Ngoài ra, trong thời gian theo dõi phải chú ý việc di căn xa và sự xuất hiện của khối u nguyên phát thứ hai.
Ngăn ngừa ung thư miệng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên ung thư, trong đó các chất gây ung thư từ bên ngoài (thuốc lá, rượu, trầu cau) là nguyên nhân rất lớn dẫn đến chứng ung thư miệng. Việc loại trừ các chất gây ung thư miệng này có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư miệng. Hiện nay đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các vitamin A có tác dụng giúp người bệnh ung thư đầu cổ giảm thiểu tỷ lệ xuất hiện khối u nguyên phát thứ hai.
Kết luận.
Ung thư miệng có liên quan mật thiết đến thói quen hút thuốc, uống rượu, nhai trầu..v.v. Cùng với sự gia tăng số lượng người hút thuốc và nhai trầu, thì số lượng người có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng ở Đài Loan cũng tăng đều đặn. Nếu bạn phát hiện miệng mình có vết loét lâu lành hay khối u không rõ nguyên nhân, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều trị ung thư miệng chủ yếu dựa vào phẫu thuật, và cũng có thể kết hợp với xạ trị và hóa trị. Việc chẩn đoán và điều trị đúng ở giai đoạn đầu không chỉ cải thiện khả năng chữa lành bệnh, mà còn giảm những đau đớn gây nên do điều trị.