Virus viêm gan C có thể phân làm 6 loại I-IV. Nói chung, về bệnh viêm gan C truyền nhiễm, sẽ có khoảng 15-20% bệnh nhân có thể loại bỏ virus thành công, không biến chứng thành viêm gan mãn tính C. Tuy nhiên, còn lại 80-85% bệnh nhân sẽ tiến triển thành viêm gan C mãn tính, cuối cùng sẽ chuyển thành xơ gan và ung thư gan dẫn đến tử vong.
Từ nhiễm trùng biến chứng thành xơ gan và ung thư gan, đây là một quãng thời gian rất chậm, mất khoảng từ 20 đến 30 năm. Cùng với việc nhiễm viêm gan C, bình thường bệnh nhân sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, nhiều lắm thì sẽ chỉ cảm thấy có một chút mệt mỏi. Điều này thường khiến cho bệnh nhân chủ quan xem nhẹ, thậm chí không biết mình bị nhiễm virus viêm gan C, do đó, nên tiến hành điều trị sớm.
1. Có phải bị nhiễm bệnh viêm gan C mãn tính hay không.
Chỉ khi thử máu mới có thể xét nghiệm được liệu có kháng thể siêu vi viêm gan C, kháng nguyên lõi của virus viêm gan C trong huyết thanh (HCV-RNA) hay không, mới có thể chẩn đoán liệu bệnh nhân viêm gan mãn tính C hay không.
2. Điều trị truyền thống.
Liệu pháp thông thường hiện nay sử dụng các interferon có tác dụng lâu dài kết hợp với thuốc kháng virus Ribavirin, đều gây nên nhiều chỉ trích do mang lại nhiều tác dụng phụ. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân đều phải trải qua những mức độ khó chịu khác nhau, chẳng hạn như thiếu máu, các triệu chứng như bị cúm, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, ngứa da, nổi mẩn, rụng tóc..v.v.
Bởi vì có nhiều tác dụng phụ như vậy, nên có khoảng một phần ba số bệnh nhân đi chữa trị, sẽ vì sợ tác dụng phụ mà không điều trị nữa. Lại có khoảng 20% bệnh nhân do mắc các bệnh khác, ví dụ như các bệnh về miễn dịch hay do nguyên nhân phải cấy ghép thận, nên không thể tiếp nhận việc điều trị bằng interferon.
3. Dùng thuốc qua đường uống không phải dùng đến interferon, điều trị trực tiếp kháng virus bằng thuốc.
Vài năm gần đây, việc điều trị bệnh viêm gan C mãn tính đã đạt một tầm cao mới. Sử dụng các thuốc tác động trực tiếp (direct-acting anti-viral : DAA) để trực tiếp kháng lại cái virus, hoàn toàn thông qua đường uống, không cần sử dụng đến interferon. Và hiệu quả đem lại là khá tốt, chỉ trong 12-24 tuần, thì tỷ lệ thành công đạt trên 90%, hay thậm chí 95%, và tỷ lệ bị tác dụng phụ là rất nhỏ. Bởi vì không cần phải sử dụng interferon, rất nhiều bệnh nhân ban đầu không thể chấp nhận liệu pháp interferon, nay có thể được hưởng lợi từ phương thức điều trị mới này.
Nhưng vấn đề lớn nhất của việc điều trị bằng các thuốc tác động trực tiếp này đó là giá cả, chi phí y tế một ngày lên đến $1,000, nhưng lại rất thuận tiện và đơn giản. Trong tương lai gần, viêm gan C mãn tính sẽ không còn là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.