Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc

Đối tượng điều trị.

Giới thiệu.

Nội soi phẫu thuật cắt bỏ niêm mạc rất khác biệt so với phương pháp phẫu thuật truyền thống. Đây là phương pháp dùng để điều trị các khối u dưới niêm mạc hay khối u ác tính tầng niêm mạc giai đoạn đầu, mang đến cho bệnh nhân một lựa chọn khác ngoài việc phải phẫu thuật. Tiến hành siêu âm nội soi (EUS) trước khi thực hiện nội soi cắt bỏ niêm mạc đường tiêu hóa EMR có thể giúp xác định độ sâu của tổn thương, phân biệt xem liệu có thể sử dụng phương pháp EMR để cắt bỏ khối u không.


Đối tượng điều trị.

Các chỉ định.

Các chỉ định của phương pháp EMR liên tục thay đổi. Hầu hết các kinh nghiệm về EMR ở giai đoạn này có được từ Hội Y học nội soi đường tiêu hóa Nhật Bản (Japanese Society for Gastroenterological Endoscopy). Trong đó một hệ thống phân loại đã được thiết lập (thiết lập các đặc tính quan sát được trong nội soi). Tuy phương pháp được dùng cho ung thư dạ dày giai đoạn đầu, nhưng thật ra cũng có thể sử dụng trong các bộ phân tiêu hóa khác như thực quản, đại tràng..v.v. và trong các bộ phận được phân cấp như miêu tả dưới đây, thì có một số bộ phận phù hợp với việc tiến hành phẫu thuật:

  1. Loại I là các tổn thương nhỏ hơn hay bằng kích cỡ 2cm.
  2. Loại IIb, IIc là các tổn thương nhỏ hơn hay bằng kích cỡ 1cm.
  3. Khối u ác tính biểu mô tuyến chỉ giới hạn ở tầng niêm mạc của ruột (intestinal type adenocarcinoma).

Type I (bệnh polyp)
Ip :pedunculated
Is for sessile

Type II (các bệnh về độ mịn của mô)
IIa superficial elevated
IIb flat
IIc slightly depressed

Type III (bệnh loét đại tràng)
excavated lesion


Chống chỉ định.

  1. Tổn thương >1.5 cm.
  2. Các tổn thương phồng hay xẹp (type O-Iia, IIc), khu vực xung quanh không có ranh giới rõ ràng như các niêm mạc bình thường.
  3. Khu vực tổn thương sau khi được tiêm nước muối sinh lý không có khả năng phồng lên.

Các nguy cơ.

Các nguy cơ.

Khi được thực hiện bởi một bác sĩ có kinh nghiệm thì EMR là một phẫu thuật an toàn, tuy nhiên trong một số văn bản có đề cập đến các rủi ro sau:

  1. Thực quản: các tác dụng phụ xảy ra ngay sau phẫu thuật chiếm khoảng 12.9% các ca phẫu thuật, bao gồm tràn khí trung thất (2.9%) và xuất huyết vết thương sau phẫu thuật (10%). Các tác dụng phụ về sau mới lộ ra chiếm khoảng 7.2%, bao gồm hẹp thực quản do vảy của vết thương (5.8%) và xuất huyết vết thương 5 ngày sau phẫu thuật (1.4%).
  2. Dạ dày: khả năng xuất huyết vết thương trên một ca phẫu thuật được thảo luận cho thấy tỷ lệ vào khoảng 28% (4/14). Các xuất huyết vết thương có thể được khống chế bằng cách tiêm, đốt điện, kẹp cầm máu. Còn tỷ lệ bị xuất huyết chậm thì vào khoảng 3.6% (6/166). Kẹp cầm máu có tác dụng khá tốt trong việc khống chế, cầm máu. Chứng thủng dạ dày cũng được nhiều tài liệu đề cập qua, đều cần phải thực hiện nội soi hay phẫu thuật để điều trị.
  3. Đại tràng: tỷ lệ bị xuất huyết khoảng 24% (7/29). Không có bệnh nhân nào bị thủng ruột. Đối với chứng xuất huyết: tiêm đủ nước muối sinh lý (20-40CC) kết hợp với kẹp cầm máu là có thể kiểm soát việc xuất huyết.
  4. Vãng khuẩn huyết: đã có tài liệu nói đến tỷ lệ bị bệnh bạch hầu (Streptococcus salivarius, Corynebacterium) khoảng 5.3% (2/38), vì vậy không khuyến khích thói quen sử dụng thuốc kháng sinh trước phẫu thuật EMR.
Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.